Cuộc sống – học tập – việc làm của người Nhật

1. Cuộc sống và nghĩ của các gia đình người Nhật

Người Nhật Bản cũng giống Việt Nam, đa phần mỗi gia đình có từ 1 tới 2  con. 58% sợ không kham nổi chi phí đắt đỏ của giáo dục, 50,1% nêu lý do kinh tế gia đình không đủ điều kiện để nuôi day, chăm sóc con cái của họ, Số hộ gia đình có cả vợ và chồng cùng đi làm ở Nhật Bản chiếm 57,2%, vì thế khi họ sinh con ngươi vợ sẽ phải ở nhà chăm sóc con cái, không còn thời gian đi làm, và cũng khó khăn nếu muốn quay lại cơ quan cũ.

Thống kê thu nhập người Nhật cho thấy, mỗi thành viên đi làm có thu nhập khoảng 2 ngàn USD, vậy 2 vợ chồng cùng đi làm sẽ có khoảng 4 ngàn USD. Trong khi đó họ phại chịu khoản phí như: thuế thu nhập, thuế cư trú, bảo hiểm. Những cước phí đó chiếm 16,5% thu nhập.

Một khoản chi tương đối lớn nữa đó là phí ăn uống. Theo thống kê người Nhật chi 13,4% trong tổng thu nhập của mình cho ăn uống. Người Nhật có món ăn chủ yếu là cơm với gạo mà gạo lại đắt gấp 10 lần gạo ở Việt Nam. Những món thịt chủ yếu của người Nhật là thịt bò, lợn, gà. Ngoài ra người Nhật thích ăn cá biển hơn những loại cá nước ngọt, trứng gà dùng nhiều hơn trứng vịt. Ẩm thực Nhật tuy rất nổi tiếng về sự hấp dẫn, ngon miệng nhưng thực phẩm ở Nhật lại rất đắt, đắt hơn nhiều so với ở Việt Nam.

Cuộc sống thường ngày tại nhật bản

Theo thăm dò của Văn phòng Thủ tướng Nhật, người dân lo lắng nhất là sức khỏe bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập; sau đó mới đến học hành, tìm việc và hôn nhân của con cái.

1

2. Việc học hành

Ở Nhật trẻ em bắt buộc phải đi học cấp 1,2 vì thế các trẻ em học ở các trường công không phải đóng phí. Học sinh phải đóng phí ở các trường như mẫu giáo, chuyên môn, đại học. Theo bộ giáo dục Nhật thì tổng chi phí từ mẫu giáo tới tốt nghiệp cấp 3 ở các trường công khoảng 38.000 USD, còn các trường tư lên tới 69.000 USD. Để diễn tả cuộc sống người Nhật chỉ nên dùng từ “đủ” chứ khó có thể dùng từ “dư thừa” bởi lấy tổng thu nhâp trung bình của các hộ gia đình Nhật trừ đi các khoản phí, thuế thì chẳng còn lại bao nhiêu.

Vấn đề về giáo dục không chỉ là gánh nặng cho các bậc phụ huynh mà còn là của các em học sinh. Học sinh ở Nhật phải học rất nhiều. Đối với các trẻ 10 tuổi thời gian học tập trung bình lên tới 6h/1 ngày. thời gian bắt đầu buổi học là 8h30, mỗi tiết học kéo dài 45 phút, sau khi học xong tiết 4 các em được nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi tiếp tục học thêm 2 tiếng nữa, các em phải dọn dẹp phòng học sau mỗi buổi học. Từ lớp 4 trở lên các em sẽ phải chọn cho mình các hoạt động thể thao, văn hóa tại các câu lạc bộ như bòng chày, bống rổ, kiếm đạo, trà đạo, nhạc vv… sau đó mới được về ăn cơm. Ở Nhật Bản cũng như các nước châu Á, họ cũng những trường giạy thêm, luyện thi, theo thống kê có tới  40% học sinh cấp 1 và 70% học sinh cấp 2 tới trường học thêm sau mỗi bữa ăn trưa. Vì lý do học nhiều nên thời gian dành cho vui chơi. Các học sinh nam cấp 1 tới cấp 2 thường chơi điện tử để giải trí, học sinh nam cấp 3 thì chọn nghe nhạc trước rồi mới đến chơi game. Còn các nữ sinh thì thích nghe nhạc nhất, sau đó là karaoke và chơi điện tử. Thời gian chơi thể thao của học sinh Nhật Bản cũng rất ít, tính thời gian trung bình các học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ khoảng 51 phút, học sinh cấp là khoảng 34 phút/ tuần.

Có thể nói rằng du học Nhật là cánh cửa hấp dẫn đón chờ các bạn trẻ. Phong trào học tiếng Nhật ngày nay rất phát triển, những năm gần đây sinh viên Việt Nam du học tại Nhật tăng manh mẽ. Đến tháng 12 năm 2007 thì chúng ta có 2582 sinh viên và đứng vị trí thứ 4 chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

3

3. Công ăn việc làm.

Nhật trưởng thành như thế nào? Đa số người lớn phải đi làm để kiếm sống. Khác xa với Việt Nam, tại Nhật Bản, số công chức các cơ quan nhà nước và chính quyền ở cả trung ương lẫn địa phương khoảng 4,43 triệu người, tức 7% tổng số lao động 64,14 triệu. 93% còn lại đi làm tại các doanh nghiệp tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% lao động sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng. Kế tiếp là làm việc văn phòng (chiếm 18,8%); buôn bán (chiếm 14,8%); nghiên cứu – phát triển (R&D) chiếm 12%. Nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9% lực lượng lao động. Trong suốt 35 năm, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất: hơn 30%, trong khi số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm từ 25% xuống còn 5,9% (đa số là người già). Số người nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, dịch vụ cũng tiếp tục tăng. Người Nhật rất coi trọng giờ giấc, họ dành cho mình 50 phút là thời gian để đi đến cơ quan, họ thường chọn phương tiện công cộng để đi lại, chính xác đến từng phút.

Cách đây 15 năm, Nhật Bản chính thức thoát khỏi cảnh thắt lưng buộc bụng và trở thành nước “cường quốc kinh tế” khiến cách suy nghĩ của người Nhật cũng dần thay đổi. 56% người được hỏi họ trả lời sẽ coi trọng cuộc sống thoải mái dễ chịu.Tuy nhiên, khi thay đổi tư duy này đến thì Nhật Bản lại rơi vào suy thoái kinh tế. Các công ty hoặc cải tổ hoặc phá sản. Chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời bị đe dọa. Nhiều lao động đã hoặc sẽ thất nghiệp. Trong khi đó, nước Nhật phải nuôi số người già ngày càng đông. Tình hình khiến nhiều người khuyến cáo là Nhật Bản nên xét lại cơ cấu giáo dục, lao động, tài chính, hành chính và chính trị mạnh mẽ theo kiều “Big Bang”.

Biên tập

Tìm hiểu thêm: KÊNH THÔNG TIN XKLĐ NHẬT BẢN
Website: http://xuatkhaulaodongnhatban.net/