Nguyên nhân lao động Việt Nam tại Nhật Bản bỏ trốn và những hệ lụy

Lao động bỏ trốn không theo hợp đồng khi đi làm việc ở nước ngoài đang là vấn đề nan giải của các nhà quản lý. Vì sao tình trạng này vẫn xảy ra và hướng giải quyết như thế nào sẽ được DECO giải đáp rõ hơn trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc

Thực trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc ở Nhật Bản

Mặc dù bỏ trốn ra ngoài làm việc của thực tập sinh không cao như Hàn Quốc nhưng hiện nay tỉ lệ ngày càng báo động. Có nhiều lý do được giải thích nhưng tóm lại, hành vi này là vi phạm luật lao động Nhật Bản, làm ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở đất nước này.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động quan trọng của Việt Nam và dự báo trong những năm tới, Nhật Bản sẽ vượt qua Đài Loan trở thành thị trường nhận được thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất.

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã đưa được 40.000 người đi làm việc ở quốc gia Đông Á này với đa dạng các ngành nghề như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xây dựng,…

Trong 4 tháng đầu năm 2018, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản liên tục nhận được những thông tin lao động bỏ trốn, bị cơ quan quản lý Nhật Bản phát hiện và trục xuất về nước.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là xu hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương nhưng theo số liệu của Tổ chức hợp tác và đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) thì năm 2017 vừa qua, Việt Nam có gần 1000 lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc.

Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh cáo, nếu tỷ lệ bỏ trốn vượt quá 5% sẽ xem xét dừng tiếp nhận lao động. Nếu như điều này xảy ra thì có hàng vạn gia đình sẽ rơi vào cảnh nghèo lại hoàn nghèo. Vì vậy, trước khi có ý định bỏ trốn ra ngoài làm việc, chúng tôi khuyên bạn, hãy cân nhắc kĩ càng, tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân cũng như lợi ích dân tộc.

Nguyên nhân lao động Việt Nam bỏ trốn khi làm việc hợp đồng tại Nhật Bản

Đây là chia sẻ của một thực tập sinh ngành chế biến thực phẩm có bạn bỏ trốn ra ngoài làm việc. Bạn hãy đọc và suy ngẫm nhé.

“Bạn N cùng làm với em trong công ty được 1 năm, tình cờ gặp anh H sau một lần đi họp hội đồng hương Việt Nam ở Nhật Bản. Sau một thời gian quen biết, anh H có rủ bọn mình ra ngoài làm với hứa hẹn lương cao, việc nhàn và thoải mái hơn công ty nhiều.

Em thì người từ nông thôn ra, tiền chẳng có nên sợ chẳng dám ra ngoài, bởi chẳng may bị phát hiện thì số tiền đi coi như mất trắng. Về phần bạn N thì bạn ấy không nghĩ vậy, bạn ấy bảo là thử liều xem thế nào, nếu làm ok tao sẽ bảo mày ra làm cùng tao.

Sau một thời gian ra ngoài làm việc, em thấy bạn em gầy và đen đi trông thấy, lương thì cao hơn nhưng phải chia tiền cho cò nên thu nhập cũng không cao hơn là bao, sống thì chui lủi khổ lắm. Giờ muốn quay lại công việc cũng khó, thôi thì làm đến lúc nào hay lúc đó”

Việc bỏ trốn cũng muôn vàn lý do như môi trường làm việc không đảm bảo, xích mích với chủ doanh nghiệp hay bỏ ra ngoài làm việc vì muốn gần người thân hay người yêu,… Dưới đây là những lý do phổ biến nhất.

Chủ đích của người lao động

Việc đi qua các công ty môi giới XKLĐ Nhật Bản chỉ là bàn đạp cho những lao động này có thể trốn ra ngoài làm việc. Thông thường, những lao động này có người nhà đang sinh sống tại Nhật Bản lâu năm. Họ sẽ được lo công việc, chi phí cũng như chỗ ăn ở khi mới sang Nhật Bản.

Các lao động này thường lựa chọn những công ty uy tín để chắc chắn đi XKLĐ Nhật được và họ sẽ chọn những đơn hàng có chi phí xuất cảnh thấp như đơn hàng 1 năm.

Việc xử lý những lao động này rất khó khăn, gây mất niềm tin của các công ty Nhật Bản về lao động Việt Nam.

Không đúng công việc trong hợp đồng ký kết với công ty XKLĐ

Việc quá tin vào người môi giới mà không chịu tìm hiểu thông tin công việc nên rất dễ lao động bị lừa đi những đơn hàng không thích, không đúng chuyên ngành được đào tạo.

Việc phải làm việc 3 năm với đơn hàng không mong muốn sẽ dẫn đến tình trạng chán việc và muốn tìn công việc bên ngoài.

Mức lương không đủ nhu cầu của thực tập sinh

Mức lương cơ bản của người lao động khi ký kết với chủ doanh nghiệp Nhật bản vào khoảng 140.000 – 170.000 yên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, sau khi xuất cảnh thì mới biết mức lương thực mình được nhận thấp hơn vài man/ tháng.

Hệ lụy từ việc lao động bỏ trốn 

Bản thân

Về công việc: lao động nhật bản bỏ trốn thường phải làm việc tại các nhà máy kín không có ánh mặt trời vì các công ty bình thường sẽ không nhận lao động bất hợp pháp. Chính bởi vậy mà chế độ lao động cũng không hề có, không được đóng bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp hay lương hưu,… Nếu công việc không suôn sẻ, tình trạng trộm cắp ở siêu thị sẽ diễn ra và người chịu thiệt chính là bản thân bạn và cộng đồng người Việt ở Nhật Bản.

Về nhà ở lao động nhật bản : Bạn sẽ khó có cơ hội kiếm được nhà cửa đàng hoàng, tiện nghi và giá rẻ nếu không có. Thông qua cò môi giới, bạn sẽ tốn một khoản không nhỏ đâu.

Về cuộc sống: các lao động Nhật Bản bất hợp pháp sẽ không dám đi ra ngoài và các khu công cộng vì nếu cảnh sát phát hiện thì sẽ bị trục xuất về nước. Nếu công việc có thu nhập cao thì cũng chịu sức ép lớn vì thường phải làm việc nhiều, công việc nguy hiểm hoặc độc hại, lo lắng sợ bị cảnh sát phát hiện … dẫn đến không đảm bảo được sức khỏe chưa kể đến bị dụ dỗ vào con đương nghiện hút và các tệ nạn khác.

Cộng đồng người lao động muốn đi xklđ nhật

Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh cáo, nếu tỷ lệ bỏ trốn vượt quá 5% sẽ xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Nếu thị trường lao động Nhật đóng của sẽ có khoảng 50.000 lao động bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Hàn Quốc cũng là minh chứng cho hệ quả đó.

Nhiều người vay hàng chục đến hàng trăm triệu để đi XKLĐ, nhưng khi Hàn Quốc đóng của thị trường, ngoài việc không kiếm được tiền mà bạn còn phải gồng mình trả nợ số tiền đã vay trước đó.

Giải pháp để hạn chế lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc

Nên chọn những công ty XKLĐ uy tín vì:

Chịu sự quản lý chặt chẽ và sát sao từ cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động thương binh và xã hội.

Có nghiệp đoàn hỗ trợ trong 3 năm làm việc ở Nhật Bản, nếu có vấn đề gì phát sinh sẽ được hỗ trợ giải quyết nhanh cho người lao động.

Họ sẽ tư vấn chính xác và thật nhất về công việc cũng như cuộc sống bên Nhật Bản để từ đó, bạn chuẩn bị được tâm lý sẵn sàng khi sang Nhật Bản.

Có chế tài răn đe đủ mạnh

Đối với doanh nghiệp:

Cần phải có biện pháp mạnh tay đối với doanh nghiệp XKLĐ Nhật Bản. Nếu doanh nghiệp có tỉ lệ thực tập sinh trốn ra ngoài làm việc cao sẽ bị xem xét tước giấy phép kinh doanh.

Theo như ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước khẳng định: ‘Đối với thị trường Nhật Bản, nếu không có thư phái cử của Cục thì không thể đưa lao động đi được.

Cục cũng sẽ phối hợp kiểm tra thông qua đơn vị xuất nhập cảnh Đại sứ quán Nhật Bản về việc cấp visa. Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp nhận phản hồi của người lao động, nếu có phản ánh thu phí lao động cao vượt quy định, kể cả khi lao động đó đã hoàn thành niên hạn làm việc về nước, Cục vẫn tiến hành thẩm tra, nếu đúng theo phản ánh của người lao động, Cục cũng sẽ xử lý nghiêm doanh nghiệp”.

Đối với người lao động

Cần tuyên truyền về những hệ lụy mà bỏ trốn ra ngoài làm việc bên cạnh đó, cần có những chế tài đủ mạnh như phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi bỏ trốn a ngoài làm việc.

Hãy tìm hiểu kỹ công việc và đất nước bạn chuẩn bị đi XKLĐ. Đã xác định đi làm việc là sẽ vất vả và thiệt thòi nhiều thứ. Bạn đừng chỉ biết nghe những tư vấn trên trời của những công ty XKLĐ ở Việt Nam. Hãy thực tế bằng cách tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng bạn nhé.

Nguồn: Tổng hợp