Quyền lợi dành cho thực tập sinh tại Nhật Bản năm 2018

1. Mức lương và lương làm thêm dành cho đối tượng thực tập sinh tại Nhật Bản

Trước khi đăng kí đi làm việc tại Nhật Bản, người lao động cần nắm rõ được thông tin về mức thu nhập thực lĩnh của mình. Mức thu nhập thực lĩnh là mức thu nhập bạn nhận được sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí về thuế, sinh hoạt, bảo hiểm. Thông thường khoản lương thực lĩnh của người lao động là lương cơ bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú. Tiền ăn thì người lao động phải tự túc và làm thế nào để tiết kiệm nhất.


Lương thực lĩnh người lao động nhận được từ 80.000 đến 110.000 Yên/tháng. (Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được; tùy theo công việc mức lương sẽ cao hơn). Tuy vậy, khi được nghe tư vấn bạn nên tỉnh táo trước những lời hứa hẹn màu hồng vượt xa thực tế như trên chúng tôi đề cập.
– Một tuần ngoài 40 giờ làm chính thức, những giờ làm việc khác đều được coi là giờ làm thêm . Giờ làm thêm bình thường tiền lương tăng 25%, từ 10h đêm đến 5h sáng tiền lương tăng 50%, làm việc vào ngày nghỉ tiền lương tăng 35%

– Có thể đòi tiền làm thêm chưa được trả trong quá khứ. Khi đó, bạn cần phải có Bảng lương, thẻ bấm giờ, lịch làm việc của công ty, và những ghi chép về ngày làm việc của chính bạn để làm chứng.

2. Lương của thực tập sinh tại Nhật Bản phụ thuộc vào những yếu tố gì?

– Thay đổi theo khu vực: Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn)

– Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, dàn giáo, … thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung

– Thay đổi theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, … là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau

– Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.

LƯƠNG THỰC LĨNH = LƯƠNG CƠ BẢN – TIỀN BẢO HIỂM/THUẾ – PHÍ NỘI TRÚ, SINH HOẠT, ĂN UỐNG

3. Thực tập sinh được quy định ngày nghỉ trong năm dựa theo Luật lao động Nhật Bản

Ở Nhật có những ngày nghỉ mà bạn vẫn được hưởng lương

– Sau khi trở thành thực tập sinh 6 tháng sau đó bạn sẽ được cấp 10 ngày nghỉ trong 1 năm có lương, 1 năm sau đó số ngày nghỉ sẽ tăng lên 11 ngày.

– Cơ quan tiếp nhận và công ty tuyển dụng không có quyền đơn phương quyết định thời điểm nghỉ và cách nghỉ của người lao động.

4. Thực tập sinh nếu không may bị thương hay đau ốm khi đang làm việc vẫn được hưởng lương và chế độ bảo hiểm lao động

Ngoài bảo hiểm tổng hợp dành cho thực tập sinh còn tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

– Trong trường hợp bị tai nạn trong lao động, thực tập sinh có quyền xin bảo hiểm lao động, nếu được chấp nhận thì sẽ được cấp tiền bảo hiểm. Tiền được cấp bao gồm : tiền viện phí, tiền trợ cấp nghỉ việc

ví dụ: nếu bị cắt đứt ngón tay thì còn có tiền trợ cấp thương tật, tiền trợ cấp cho gia đình nếu bị chết.

– Dù cho bạn là thực tập sinh nhưng nếu bị tai nạn trong lúc làm việc thì cũng được hưởng bảo hiểm lao động.

– Việc xin bảo hiểm được quy định trong thời hạn nhất định. Xin tiền viện phí và tiền trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. Xin trợ cấp thương tật và trợ cấp cho gia đình khi bi chết là 5 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.

Bạn hãy chuẩn bị sớm những giấy tờ kết quả khám bệnh của bệnh viện nếu xảy ra những trường hợp không mong muốn

5. Thực tập sinh sẽ được nhận lại tiền bảo hiểm sau khi về nước (tiền NENKIN)

Rất nhiều lao động khi hết hợp đồng đa số đều quên quyền lợi chính được tính trên đóng góp của họ trong thời gian làm việc là Bảo hiểm xã hội. Từ năm 1994 đến nay chính phủ Nhật quy định lao động nước ngoài làm việc lại Nhật Bản khi về nước đều được nhận lại một phần tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp của Nhật.

Số tiền được nhận lại được tính theo thời gian làm việc và đóng bảo hiểm :

– 6 đến 12 tháng nhận lại 29.900 yên
– Từ 12 đến 18 tháng nhận lại 79.800 yên
– Từ 18 đến 24 tháng nhận lại 119.700 yên
– Từ 24 tháng đến 30 tháng nhận lại 159.600 yên
– Từ 30 đến 36 tháng nhận lại 199.500 yên
– Từ 36 tháng trở lên nhận lại 239.400 yên

Điều kiện để có thể nhận lại tiền bảo hiểm:

– Người lao động không mang quốc tịch Nhật
– Không Định cư lâu dài ở Nhật
– Đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lên
– Chưa nhận tiền bảo hiểm lần nào
– Thời gian hết hợp đồng và lao động về nước không quá 2 năm

>>> Người lao động nên liên lạc với doanh nghiệp đang làm việc để được giải quyết vấn đề trước khi hết hợp đồng và về nước để nắm rõ các bước cũng như thủ tục để nhận lại và đảm bảo đúng quyền lợi tránh những rủi ro về sau.