2018 tiếp tục đưa điều đưỡng viên sang Nhật

Trong đợt tuyển dụng lần thứ hai, 180 điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được chọn tham gia khóa học tiếng Nhật trong vòng 12 tháng. Họ sẽ sang nước bạn làm việc vào mùa xuân năm 2015 theo Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức lễ khai giảng khóa đào tạo tiếng Nhật cho 180 ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Nhật Bản.

holy-nhatban

Các điều dưỡng viên được tuyển chọn sang Nhật Bản.

Các ứng viên này sẽ được phía bạn tài trợ mọi chi phí học tập, ăn ở và có sinh hoạt phí.

Đây là những ứng viên không quá 35 tuổi, đáp ứng được các tiêu chuẩn chuyên môn như: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng. Đối với ứng viên hộ lý phải là người đã tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng đa khoa (ba năm) hoặc đại học điều dưỡng đa khoa (bốn năm).

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và đạt trình độ tiếng Nhật ở cấp độ N3, các ứng viên sẽ được giới thiệu để các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật lựa chọn và tiếp nhận.

Những người được lựa chọn sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa ba năm đối với điều dưỡng và tối đa bốn năm đối với ứng viên hộ lý. Sau đó, các lao động được tuyển chọn sẽ dự thi Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản mỗi năm một lần; ứng viên hộ lý được dự thi chứng chỉ quốc gia một lần vào năm thứ 4, sau khi đã làm công việc hộ lý hơn ba năm. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng viên và hộ lý Nhật Bản, được phép ở lại làm việc dài hạn.

Hiện nay, Nhật Bản là một trong số nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, thường xuyên thiếu hụt khoảng 50 nghìn điều dưỡng viên mỗi năm.

Trong vòng mười năm, ước tính Nhật Bản sẽ cần từ 400 nghìn – 600 nghìn hộ lý chăm sóc người cao tuổi. Vì vậy, Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn trong việc tuyển dụng điều dưỡng, hộ lý sang nước này làm việc. Hiện nay, mức lương điều dưỡng tại Nhật Bản khoảng 130.000-140.000 yên Nhật/tháng, còn đối với hộ lý là 140.000-150.000 yên Nhật/tháng.

Năm 2012, Chương trình đưa ứng viên, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản đã tuyển chọn khóa đầu tiên được 150 ứng viên, các học viên đã hoàn thành khóa học đào tạo tiếng Nhật tập trung 12 tháng và đã tham gia kỳ thoi kiểm tra năng lực tiếng Nhật vào ngày 1-12 vừa qua.

dieuduongvien-nhatban

Các ứng viên tham gia học tiếng Nhật.

Theo kế hoạch, những người đạt trình độ tiếng Nhật ở cấp độ N3 sẽ được gặp gỡ với các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe của Nhật vào tháng 2 năm 2014 để lựa chọn.

Đánh giá về chất lượng học viên khóa 1, ông Suzuki Nobuo, Giám đốc Trung tâm đào tạo tiếng Nhật ARC Academy (đơn vị đào tạo tiếng Nhật cho Chương trình) cho biết: Kết quả học tập và kỳ thi vừa qua cho thấy, các ứng viên Việt Nam có khả năng tiếp thu và học tập tiếng Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản rất tốt. Việc sử dụng tốt ngoại ngữ sẽ giúp ích cho các ứng viên rất nhiều trong môi trường làm việc tại Nhật.

Ông Suzuki Nobuo cũng hy vọng 180 ứng viên tiếp theo sẽ nỗ lực học tập và vượt qua kỳ kiểm tra trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay, Việt Nam là nước thứ ba sau Philippines và Indonesia, chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây là cơ hội cho các điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được huấn luyện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao trình độ trong thời gian làm việc tại Nhật Bản và có thể sử dụng kiến thức, kinh nghiệm hữu ích khi trở về làm việc trong nước. Ngoài thị trường Nhật Bản, Việt Nam cũng đã có chương trình ký kết đưa điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại CHLB Đức. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho rằng, để phát triển trong tương lai chúng ta phải có một kế hoạch dài hạn trong việc đưa lao động chất lượng cao, nhất là lao động ngành y đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, hệ thống các trường cùng với việc đào tạo phải đáp ứng được chuyên môn, hệ thống đào tạo cũng phải có thêm các chuyên ngành ngoại ngữ phù hợp để các học viên có thể lựa chọn ngay trong nhà trường…

Nguồn Nhân Dân

Tuyên Hoàng tổng hợp