Lựa chọn ngành nghề phù hợp khi tham gia đơn hàng đi Nhật

Theo OTIT – đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản thay thế cho JITCO chính thức công bố 77 ngành nghề dành cho các ứng viên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thay vì 66 ngành nghề như trước kia, bao phủ gần như tất cả các ngành xây dựng, cơ khí, may mặc, công nghiệp, nông nghiệp, cơm hộp, thủy sản… Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân là điều rất quan trọng, có nhiều yếu tố để bạn cân nhắc tham gia đơn hàng. Cùng DECO phân tích kỹ hơn về vấn đề này nhé!

  1. Lựa chọn đơn hàng dựa theo mục đích làm việc tại Nhật Bản

Khi được khai form tham gia đơn hàng xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần DECO Quốc tế, chúng tôi nhận thấy các mục đích cơ bản mà người lao động hướng tới như sau: Kiếm tiền; trải nghiệm; học hỏi

Tuy vậy, chúng tôi xin đưa ra lưu ý. Nếu bạn có mục đích lớn nhất là đi kiếm tiền, mong muốn có một khoản khá để trang trải kinh tế gia đình hay có vốn làm ăn sau khi về nước thì bạn nên chọn tất cả các ngành nghề có thể tham gia, chỉ cần tiêu chí bản thân có phù hợp với đơn hàng hay không. Việc này sẽ rút ngắn thời gian phải chờ đợi, chi phí, công việc và sớm thực hiện ước mơ sang Nhật.

Một số bạn không đặt nặng vấn đề kiếm tiền mà chỉ có mục đích trải nghiệm văn hóa, muốn được khám phá đất nước Nhật Bản thì có thể chọn hình thức tham gia đơn hàng 1 năm. Những ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần bạn hoàn toàn có thể thỏa sức đam mê du lịch.

Tại Nhật cũng rất cần nhân công đã có tay nghề để dễ dàng đào tạo theo công nghệ của họ như: hàn, phay, tiện, autocad,.. Vì vậy, bạn có thể vừa làm vừa học được công nghệ tiên tiến tại đất nước phát triển này. Hơn nữa, ngoài tay nghề bạn còn có thể nâng cao vốn tiếng NHật do trong quá trình sinh sống tại NHật Bản được tiếp xúc với dân bản địa và học tại các trung tâm tiếng miễn phí do xí nghiệp tiếp nhận mở.

Hãy xác định rõ mục đích đi Nhật của bạn để lựa chọn đơn hàng phù hợp để tham gia. Nếu bạn quá đắn đo, có thể thời gian chờ đợi sẽ bị kéo dài; mọi công việc của bạn sẽ không đi theo một kế hoạch nào cả.

    2. Lựa chọn theo độ tuổi

Độ tuổi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản được quy định tối thiểu là 18 tuổi; khi hoàn thành chương trình học cấp THPT. Theo thống kê, độ tuổi dễ đi xuất khẩu lao động nhất, phù hợp với mọi đơn hàng và khả năng trúng tuyển cao rơi vào khoảng từ 18 đến 30 tuổi. Một số đơn hàng tuyển đến 35 tuổi hoặc >35 thông thường sẽ yêu cầu thêm tay nghề như: cơ khí, dệt may, hàn..

Biên độ tuổi của nữ dài hơn do số lượng nữ tham gia thường ít hơn nam trong khi chỉ tiêu tuyển chọn lại rất nhiều.

   3. Lựa chọn ngành nghề dựa theo giới tính

Đây là hướng lựa chọn ngành nghề cơ bản nhất khi tham gia XKLĐ Nhật Bản, tuy nhiên có không ít nhầm lẫn từ phía người lao động. Cụ thể như sau:

– Công việc kiểm tra, lắp ráp, xử lý linh kiện điện tử, hoặc là các công việc trong xưởng cơ khí là những công việc được hiểu dành cho nam nhưng thực tế tại Nhật; xưởng chế tạo đều làm dựa trên dây truyền sản xuất phân đoạn vậy nên tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phân việc cho cả nam và nữ.


– Dệt may dành riêng cho nữ? Ở một số quốc gia như Nga hoặc Malaysia vẫn có tuyển lao động nam làm nghề may nhưng ở Nhật Bản phần lớn tuyển chọn lao động nữ. Tuy vậy, không phải là không có.
– Nông nghiệp/ Chăn nuôi không dành cho nam? Điều này là không đúng ở Nhật Bản vì tỷ lệ tuyển cả nam & nữ trong ngành này là tương đương nhau.

   4. Lựa chọn theo bằng cấp và trình độ học vấn

Một số đơn hàng Nhật Bản yêu cầu học viên tốt nghiệp Cao đẳng trở lên. những đơn hàng này sẽ yêu cầu về bằng cấp chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc. Đồng nghĩa với đó mức lương cho những đơn hàng này khá cao; vậy nên nếu bạn có bằng cấp từ Cao đẳng hãy lựa chọn những đơn hàng phù hợp tránh uổng phí thời gian học tập trước đó.

   5. Lựa chọn theo kinh nghiệm làm việc thực tế

Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở một ngành nghề nào đó, hãy tận ụng ưu thế này. Có đến hơn một nửa các ngành nghề tại NHật Bản là không quá coi trọng tay nghề làm việc của lao động. Nhưng đối với một số ngành tuyển trong CV có phần khai kinh nghiệm là điểm rất đáng lưu ý như: hàn, tiện, dệt may, mộc,..

Lời khuyên dành cho bạn: hãy đánh giá đúng bản thân, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để lựa chọn ra ngành nghề phù hợp với bản thân nhất. Như vậy, hành trình làm việc tại Nhật Bản với bạn sẽ trở nên thật thú vị và ý nghĩa. Chúc các bạn thành công!